Các em học sinh thân mến!
Nhắc đến người phụ nữ là chúng ta đều biết họ luôn đảm đang việc nước, chăm lo việc nhà. Trong cuốn sách “Công chúa Việt Nam” chúng ta cũng đề cập đến các nàng công chúa, họ cũng có nhiều đóng góp cho xã hội. Chúng ta cũng biết 8 chữ vàng mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho đức hi sinh, lòng dũng cảm, giỏi việc nước, đảm việc nhà của phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Cuốn sách dày 279 trang gồm những câu chuyện nói về các nàng công chúa do nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 2006, in 1000 cuốn, khổ sách 19cm. Với bìa sách màu vàng và những đường diềm bằng hoa càng tô đậm thêm sự phong phú, hài hòa của cuốn sách. Sách được xếp thành 3 mục: Những nàng công chúa có tên trong sử sách; Những nàng công chúa chưa được tôn phong hoặc xưng tụng theo truyền thuyết; Những nàng công chúa được mách bảo qua thần tích.
Ở phần 1, xin được đề cập đến những nàng công chúa là nhân vật thực qua các triều đại, số lượng rất đông đảo nhưng không thể ghi chép hết được. tài liệu về các nàng cũng dày, mỏng không đều nhau, nhiều người chỉ biết được một cách rất sơ sài.
Ở phần 2, các công chúa được ghi ở chương này đều là những vị đã được tôn phong, nhiều vị đã quan thuộc như nữ tướng Hai Bà Trưng. Một số thì được nhân dân kể theo truyền thuyết hay theo các thần tích và kể thêm câu chuyện đã được đề cập đến trong truyện Nôm Hoàng Trừu. chắc chắn đây là sáng tác hư cấu nhưng lại làm sáng tỏ và sinh động một nàng công chúa Việt Nam.
Ở phần 3, như đã nói ở trên, có rất nhiều các nữ thần ở nước ta được thờ làm Thành Hoàng ở nhiều làng, nhiều tỉnh. Một số vị đã được ghi là Hoàng hậu, là phu nhân, song rất nhiều là công chúa. Có 1 số ít người là con gái của một số vị vua song không phải là tất cả. họ chỉ là những nữ thần có công thế nào đó mà được tôn vinh thành công chúa. Công chúa ở đây là một thứ hàm vị chứ không phải là một danh xựng như con người ở một gia đình. Đó là con người được hinh hương, thờ phụng. dù họ có vị trí gì, ở đâu cũng thành công chúa, vì xứng đáng là con trời, là dòng dõi của đấng chí tôn. Chính vì vậy mà ta có những danh hiệu tôn vinh rất lạ: Ý Hạnh phu nhân công chúa, Hoàng phi Thái hậu công chúa…, đã là phu nhân, thái hậu sao còn gọi là công chúa? Nếu không biết, công chúa ở đây chỉ là cái hàm vị dành cho người được ghép vào con vua, con trời … thì không sao hiểu được hiện tượng này. Vì thế ở chương 3 này tập trung các công chúa theo thần tích.
1. NGUYỄN BÍCH NGỌC Công chúa Việt Nam/ Nguyễn Bích Ngọc.- Hà Nội: Thanh niên, 2006.- 279tr.; 19cm. Tóm tắt: Những bài viết cung cấp thông tin sơ bộ về các nàng Công chúa có tên trong sử sách, các nàng Công chúa theo truyền thuyết và một sốp thông tin theo các thần tích. Chỉ số phân loại: 959.70092 C455CV 2006 Số ĐKCB: GD.00475, GD.00476, GD.00477, |
Các em muốn tìm hiểu kỹ hơn về cuốn sách này thì hãy đến thư viện trường THCS Nguyễn Huệ để đọc và hiểu rõ hơn những thông tin về các nàng công chúa qua các thời kỳ của lịch sử.
Lần đầu giới thiệu sách chắc hẳn khó tránh khỏi những sai sót, rất mong bạn đọc góp ý để lần sau giới thiệu sáh chúng tôi sẽ làm tốt hơn.