Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em bạn học sinh thân mến!
Với mỗi người gia đình chính là nơi thiêng liêng nhất. Ở đó có ông bà, cha mẹ, anh chị em, những người luôn dành cho nhau những tình cảm chân thành.
Gia đình không chỉ là tổ ấm mà còn là môi trường văn hóa đầu tiên của mỗi chúng ta, nơi chuẩn bị hành trang cho mỗi cá nhân bước vào đời. Nói cách khác gia đình là trường học thứ nhất, dạy cho chúng ta bài học đầu tiên về đạo làm người, về lòng hiếu thuận với ông bà cha mẹ.
Từ ngày xưa, ông cha ta đã có câu ca rằng:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Rồi các bài gia huấn, các sách giáo khoa xưa, rất đề cao đạo hiếu và coi trọng những gương hiếu thảo, bởi các cụ quan niệm rằng, Hiếu là nền tảng cho mọi đạo đức, là đức hạnh mở đầu cho nhân cách mỗi con người.
Chính vì những điều trên mà trong buổi giới thiệu sách tháng 3, tháng có ngày lễ kỷ niệm dành cho người bà, người mẹ của chúng ta cô muốn giới thiệu tới các em cuốn “Kể chuyện gương hiếu thảo”của tác giả Nguyễn Phương Bảo An do Nxb.Văn học ấn hành năm 2010. Sách dày 266 trang. Với bìa sách màu xanh sen lẫn màu vàng và hình ảnh gia đình và con nhỏ đang quay quần bên ông muốn cho chúng ta biết phải lễ phép và hiếu thảo với những người lớn.
Kể chuyện gương Hiếu Thảo là một cuốn sách bao gồm những câu chuyện về những tấm gương sáng hiếu thảo từ xưa như: Ví như vị anh hùng dan tộc
Mai Thúc Loan:, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại nhà Đường ở nước ta thế kỉ thứ VIII. Ngay từ nhỏ ông đã đi ở, chăn trâu cho nhà địa chủ để lấy tiền nuôi mẹ già, hàng ngày vẫn ghé về nhà giúp mẹ làm mọi việc. Khi mẹ ốm ông thức suốt mấy tuần chăm sóc mẹ, ông còn lặn lội vào tận rừng sâu kiếm lá thuốc quý về chữa bệnh cho mẹ.....
Hay như Trương Đỗ một vị quan có tiếng cần kiệm, liêm khiết. Vì vậy, làm quan đã lâu nhưng gia cảnh vẫn bần hàn. Ông thường ăn cơm độn, dưa cà là chính. Dành phần gạo ngon, thức ăn ngon cho cha mẹ. Khi nhà hết đồ ăn ông cầm câu, cầm nỏ đi bẫy chim bắt cá kiếm đồ ăn cho cha mẹ. Cha mẹ già yếu ông lo chăm sóc từng giấc ngủ, đến thuốc thang.....
Cuốn sách viết về những tấm gương hiếu thảo nổi tiếng, làm cảm động biết bao thế hệ, cũng lấy đó làm tấm gương cho thế hệ trẻ soi vào.
Cuốn sách gồm ba phần:
Phần 1: Gương hiếu thảo của những người con đất Việt
Phần 2: Hai mươi tư gương hiếu thảo của người Trung quốc xưa.
Phần 3: Gương hiếu thảo trong những câu chuyện kể dân gian.
Cuốn sách có tại thư viện trường TH THCS Nguyễn Huệ rất mong thầy cô và các em tìm đọc.
1. Kể chuyện gương hiếu thảo/ Biên soạn - Tổng hợp: Nguyễn Phương Bảo An.- Hà Nội: Văn học, 2010.- 266tr.; 21cm. Tóm tắt: Gồm một số câu chuyện về những tấm gương hiếu thảo thời xưa ở Việt Nam và Trung Quốc, từ các bậc hiếu tử, những người đỗ đạt làm quan cho đến những người dân bình thường như: Mai Thúc Loan, Lê Phụng Hiểu, Trương Đỗ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu... (Đạo đức gia đình; Cá nhân điển hình; Hiếu thảo; ) [Việt Nam; Trung Quốc; ]. Chỉ số phân loại: 170.92 K250CG 2010 Số ĐKCB: GD.00727, GD.00728, GD.00729, GD.00730, GD.00731, |
Hi vọng cuốn sách sẽ mang lại cho thầy cô và đặc biệt là các em hoc sinh ở mọi lửa tuổi nhiều điều bổ ích và thú vị. Đặc biệt thông điệp mà muốn mang tới buổi tuyên truyền sách hôm nay đó là các em học sinh phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ mình